Bí quyết dạy trẻ học cách nhận lỗi và biết nói lời "xin lỗi" các bậc cha mẹ cần nắm
- Người viết: Quyên Lê lúc
- Tin tức
Với mỗi đứa trẻ, gia đình chính là trường học đầu đời và cha mẹ chính là người thầy cô đầu tiên. Ở giai đoạn đó, bé bắt đầu nhận thức được và những lời dạy dỗ về đạo đức, đối nhân xử thế sẽ là nền tảng. Trong văn hóa ứng xử, biết nhận lỗi và có trách nhiệm với lỗi lầm là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất. Nhưng phương pháp dạy đơn giản nhưng lại hiệu quả là một điều nan giải đối với bậc phụ huynh.
Đầu tiên, giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa và trường hợp nói lời xin lỗi.
Tâm lý của trẻ là luôn sợ và tìm cách giấu những lỗi gây ra. Do đó, các phụ huynh cần kiên nhẫn và khéo léo hướng dẫn con nhận sai và biết nói lời xin lỗi. Người lớn cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn chỉ dạy trẻ phân biệt đâu là đúng sai. Từ đó hình thành nên những phản xạ tự nhiên, bé sẽ có thái độ đúng đắn trong việc nhận lỗi khi mình làm sai. Thể hiện việc nhận trách nhiệm khi cố ý hay vô tình làm người khác tổn thương.
Cha mẹ có thể đặt các tình huống để bé hiểu và ghi nhớ nhanh hơn. Như vô lễ với ông bà, cha mẹ, anh chị lớn hơn là sai. Đùa giỡn làm bạn ngã hay giành giật đồ chơi của bạn cũng không đúng. Lúc đầu bé sẽ ngại khi phải nói xin lỗi nhưng lâu dần sẽ thành thói quen và nói tự nhiên hơn.
Hướng dẫn trẻ cách nhận lỗi.
Đôi khi trẻ hiểu mình làm sai nhưng không biết nhận lỗi như thế nào. Cha mẹ nên khuyến khích nhưng không nên ép buộc bé. Và có thể gợi ý cho bé nói con rất buồn vì làm hư đồ chơi của bạn…thay lời xin lỗi nhưng vẫn ý nghĩa đã nhận thức được làm sai.
Tiếp theo chính là sự chân thành trong lời xin lỗi.
Bé cần phải hiểu rõ được ý nghĩa của lỗi xin lỗi mà mình nói ra chứ không phải chỉ là câu nói suông cửa miệng. Và để thực hiện được các mẹ phải phân tích cho trẻ hiểu được không thể nói lời xin lỗi với thái độ hằng học, giận dỗi hay hung hăn. Đó không chỉ là lời xin lỗi suông mà lại sự chân thành từ trái tim của trẻ. Khi đó trẻ sẽ hiểu hơn về việc sai nhận lỗi và không lặp lại hành động ấy nữa.
Động viên và khen ngợi trẻ dám dũng cảm nhận sai và biết nói xin lỗi.
Trẻ em rất thích được dỗ ngọt và khen ngợi. Một câu nói đơn giản như con trai hay con gái mẹ nay đã lớn biết sai và xin lỗi, con rất dũng cảm. Hay con biết nhận sai và nói xin lỗi mẹ sẽ không phạt và nếu con không tái phạm mẹ sẽ tặng con món quà nhân ngày sinh nhật…Bé sẽ ngoan ngoãn không phạm sai lầm đó nữa.
Cuối cùng cha mẹ hãy là những tấm gương sáng để trẻ noi theo.
Trẻ con như tờ giấy trắng, mọi hành động của trẻ là bắt chước theo người lớn. Khi bậc cha mẹ cãi nhau hay chối bỏ trách nhiệm, sai trái như tại này, tại kia…thì bé sẽ học theo ngay lập tức.
Có rất nhiều người lạc hậu và bảo thủ cho rằng bậc cha mẹ không làm sai và không cần xin lỗi con. Đã là con người ai cũng có lúc phạm lỗi lầm có thể lớn hoặc nhỏ. Với tất cả mọi người kể cả con. Do đó nhìn nhận sai lầm và xin lỗi thể hiện sự tôn trọng và dạy con tôn trọng đấng sinh thành.
Dạy con dạy từ thuở ấu thơ, câu nói của ông bà ngày xưa không bao giờ sai. Làm sai là bình thường, nhận sai và nói lời xin lỗi, không tái phạm mới là điều quan trọng. Hãy đồng hành và kiên trì uốn nắn trẻ từng ngày nhé các bậc cha mẹ. Đó sẽ là hành trang để trẻ thành người tài đức vẹn toàn.